Xét nghiệm ADN pháp lý để làm gì? Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý

Xét nghiệm ADN pháp lý là một thủ tục cần thiết trong việc bổ sung, hoàn tất các thủ tục pháp lý. Vì để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, nên quy trình xét nghiệm này phải chuẩn, chính xác tuyệt đối và chặt chẽ. Tại Việt Nam, xét nghiệm ADN pháp lý được sử dụng để xét nghiệm cha con, làm khai sinh, làm hộ khẩu cũng như vài trường hợp đặc biệt khác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hình ảnh: Xét nghiệm ADN pháp lý

Xét nghiệm ADN pháp lý để làm gì?

Trong thủ tục hành chính, có nhiều trường hợp cần phải có kết quả xét nghiệm ADN pháp lý, đơn cử như là:

Làm giấy khai sinh

Xét nghiệm ADN pháp lý để làm giấy khai sinh trong 2 trường hợp sau:

Có con mà con chưa có giấy khai sinh:

a/ Có nhiều trường hợp sống chung với nhau, sinh con đẻ cái mà không đăng ký kết hôn. Như vậy, phải xét nghiệm ADN pháp lý để hợp thức hóa việc làm giấy khai sinh cho con với đầy đủ tên bố mẹ.

b/ Mẹ sinh con ra nhưng bỏ con cho bố nuôi dưỡng. Trường hợp này thì người bố phải xét nghiêm ADN pháp lý để hoàn thành giấy khai sinh cho con.

c/ Mẹ sinh con ra nhưng không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy chứng sinh, thì cũng phải làm xét nghiệm để làm khai sinh cho con.

Làm lại giấy khai sinh

Làm lại giấy khai sinh ở đây không phải là mất làm lại, mà là đã có giấy khai sinh rồi nhưng không có tên bố/mẹ hoặc bố/mẹ trong giấy không phải bố mẹ sinh ra đứa con, cho nên phải xét nghiệm ADN hành chính để bổ sung thay thế tên cha mẹ cho đúng.

Sử dụng làm sổ hộ khẩu

Xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc đối với những trường hợp vợ hoặc chồng nhận con riêng và muốn thêm tên của con riêng vào số hộ khẩu. Việc xét nghiệm ADN pháp lý có thể không cần thông qua vợ hoặc chồng, tuy nhiên để thêm thành viên khác vào sổ hộ khẩu cần có sự đồng ý của người đứng tên chủ hộ.

Nhận lại con ruột, anh chị em ruột

Vì một hoàn cảnh nào đó mà cha mẹ lạc con, anh chị em lạc nhau hàng chục năm trời, và nếu muốn nhận lại gia đình thì việc xét nghiệm ADN pháp lý là yêu cầu bắt buộc.

Tranh chấp quyền nuôi con, quyền thừa kế

Hôn nhân không phải lúc nào cũng êm ả. Khi 2 người sống với nhau mà có con nhưng không đăng ký kết hôn, khi hôn nhân lục đục tan vỡ thì thường xảy ra chuyện giành nuôi con. Do đó, xét nghiệm ADN pháp lý chính là cơ sở để tòa án giải quyết vấn đề này.

Hay ngoài ra, việc tranh chấp thừa kế cũng thường diễn ra hằng ngày. Nếu tranh chấp xảy ra do nghi ngờ quan hệ huyết thống thì xét nghiệm ADN pháp lý là điều bắt buộc để cơ quan thẩm quyền giải quyết.

Xuất nhập cảnh và định cư

Trong quá trình xin thị thực định cư, việc chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh là yêu cầu bắt buộc. Vì vậy kết quả xét nghiệm huyết thống là bằng chứng rõ ràng nhất, trong trường hợp các giấy tờ khác chưa đủ thuyết phục hoặc không hợp lệ.

Nhập tịch

Nước ta hiện nay có nhiều trẻ em có bố mẹ là người nước ngoài. Chính vì thế mà cần có những yêu cầu chặt chẽ về điều kiện nhập tịch, trong đó, kết quả xét nghiệm ADN là một trong những điều kiện cần thiết.

Chi phí xét nghiệm ADN pháp lý

Tuỳ thuộc vào mục đích làm thủ tục hành chính mà chi phí xét nghiệm ADN sẽ có sự khác nhau, và còn những yếu tố khác như:

  • Mối quan hệ huyết thống cần xác định
  • Số lượng mẫu xét nghiệm
  • Loại mẫu sinh phẩm
  • Thời gian trả kết quả
  • Đơn vị thực hiện
  • Loại kit sử dụng

Do đó, để biết giá xét nghiệm ADN pháp lý, cần phải nghe tư vấn cụ thể từ đơn vị thực hiện

Thủ tục xét nghiệm ADN pháp lý

  1. Chuẩn bị các giấy tờ tuỳ thân

Cần chuẩn bị các giấy tờ tùy thân sau trước khi làm xét nghiệm. Lưu ý rằng đây là những giấy tờ cơ bản, bạn nên đến cơ quan chức năng để nghe họ tư vấn mọi thủ tục giấy tờ cho chính xác.

CCCD

Giấy khai sinh có xác nhận của chính quyền hoặc giấy chứng sinh của bệnh viện bản gốc (Đối với trẻ em chưa có căn cước công dân)

Hộ chiếu bản gốc (Nếu là người nước ngoài)

  1. Đăng ký xét nghiệm

Đăng ký xét nghiệm tại những trung tâm được cấp phép để điền phiếu thông tin

  1. Thu mẫu sinh phẩm

Đối với xét nghiệm ADN hành chính, do yêu cầu cao về độ chính xác và liên quan đến pháp luật, quá trình thu mẫu bắt buộc phải do nhân viên y tế của trung tâm được cấp phép thực hiện, người yêu cầu xét nghiệm không được tự ý thu mẫu. Sau khi thu mẫu, các loại mẫu sinh phẩm được để riêng, ghi tên đánh dấu rõ ràng và có chữ ký trên đó.

Các mẫu sinh phẩm được ưu tiên trong xét nghiệm ADN hành chính là mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng. Nắm được các loại mẫu xét nghiệm cần thu giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trước khi đi xét nghiệm. Lời khuyên dành cho bạn là không nên không ăn uống trong vòng 1 giờ trước khi thu mẫu tế bào niêm mạc miệng.

  1. Chụp ảnh, lưu hồ sơ

Bước này do nhân viên y tế thực hiện, bạn không được phép sử dụng hình ảnh tự chụp trước đó. Vì thế, các đối tượng tham gia xét nghiệm được yêu cầu phải có mặt trực tiếp tại nơi thu mẫu. Sau khi chụp ảnh, tùy từng trường hợp, có thể cần thêm chữ ký hoặc lăn vân tay của người tham gia xét nghiệm để hoàn tất hồ sơ.

  1. Thanh toán chi phí

Sau khi thủ tục hoàn tất, người yêu cầu xét nghiệm có thể thanh toán chi phí bằng hình thức chuyển khoản hoặc dùng tiền mặt. Thanh toán xong, người yêu cầu xét nghiệm sẽ được hẹn ngày giờ trả kết quả.

Trên đây là những chia sẻ về xét nghiệm ADN pháp lý, thủ tục và chi phí. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và rất mong bạn để lại những đóng góp bên dưới phần bình luận. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại chia sẻ để được giải đáp sớm nhất bạn nhé!

Hiện nay, bản kết quả xét nghiệm ADN huyết thống không chỉ dùng để biết kết quả mối quan hệ huyết thống giữa Cha và Con tại gia đình, trong các thủ tục Hành chính đăng ký khai sinh ở cấp Xã/Phường mà còn được dùng làm bằng chứng trong các tranh chấp về quyền nuôi con, quyền cấp dưỡng và quyền thừa kế tại Tòa án nhân dân các cấp.

Bản kết quả phân tích ADN được coi là bằng chứng khoa học chính xác nhất trong việc xác định quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ và người cha (hoặc người mẹ) nghi vấn.

Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý

B1: Thẩm phán thụ lý vụ án tại Tòa án nhân dân cấp Quận/Huyện sẽ ban hành Quyết định Trưng cầu giám định ADN đối với các đương sự liên quan trong vụ án;

B2: Chuyên viên sẽ có mặt tại Tòa án theo Quyết định Trưng cầu gửi tới văn phòng Trung tâm.

B3: Quy trình thu mẫu sinh phẩm của từng đương sự sẽ được tiến hành trực tiếp bởi chuyên viên tại Tòa, trước sự chứng kiến của Thẩm phán và các cơ quan liên quan. Các thủ tục bao gồm:

Thu mẫu máu hoặc niêm mạc miệng trực tiếp của mỗi người;

Chụp ảnh chân dung;

Chụp lại các thông tin cá nhân (giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh cũ đối với trẻ nhỏ; CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với người lớn;

Lấy dấu vân tay đối với người từ 18 tuổi trở lên;

B4: Chuyên viên niêm phong túi đựng mẫu sinh phẩm của từng đương sự và chuyển về phòng Lab phân tích ADN đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

B5: Bản kết quả xét nghiệm ADN đầy đủ sẽ được gửi lại Tòa trong thời gian từ 2-5 ngày tùy theo tiến độ phân tích mẫu sinh phẩm

Xét nghiệm ADN pháp lý có chính xác không

Đạt trên 99,999999% với bộ kit so sánh 24 locus gen

Bác sĩ Hồ Kim Châu

Chia sẻ ngay :

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

xet-nghiem-adn-la-gi
Xét nghiệm ADN là gì? Để làm gì? Có chính xác không?
xet-nghiem-adn-thai-nhi
Xét nghiệm ADN thai nhi là gì? Có chính xác không?
xet-nghiem-mau-co-biet-con-trai-hay-gai-khong
Xét nghiệm máu có biết con trai hay gái không? Ưu điểm?
tranh-chap-kien-tung
Xét nghiệm ADN pháp lý để làm gì? Quy trình xét nghiệm ADN pháp lý
xet-nghiem-adn-huyet-thong
Xét nghiệm ADN huyết thống như thế nào? Lấy mẫu gì để xét nghiệm?
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x